Van bướm tay gạt là một trong những loại van công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống để. Dùng để điều chỉnh lưu lượng của chất lỏng hoặc khí. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về van bướm tay gạt, tính năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ứng dụng. Và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm phù hợp.
I. Van bướm tay gạt là gì?
Van bướm tay gạt là thiết bị thủy lực có tên tiếng anh là Butterfly Valve Lever Type. Đây là loại van sử dụng tay gạt để điều tiết lưu lượng dòng chảy trong hệ thống đường ống thông qua việc đóng/mở đĩa van. Với mục đích cho lưu chất đi qua hoặc chặn các lưu chất lại.
Các tính năng của van bướm tay gạt:
- Thiết Kế Đơn Giản: Van bướm tay gạt có thiết kế đơn giản với ít bộ phận chuyển động. Giúp giảm thiểu sự cố và bảo trì dễ dàng.
- Dễ Sử Dụng: Tay gạt cho phép điều khiển van một cách nhanh chóng và thuận tiện. Giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh lưu lượng.
- Tiết Kiệm Không Gian: Với thiết kế gọn nhẹ, van bướm tay gạt không chiếm nhiều không gian trong hệ thống đường ống.
- Khả Năng Chịu Được Áp Suất Cao: Van có thể hoạt động hiệu quả trong các điều kiện áp suất và nhiệt độ khác nhau.
II. Cấu tạo
Van bướm tay gạt có cấu tạo khá đơn giản, gồm các bộ phận sau:
- Thân van: Là bộ phận ngoài cùng, liên kết trực tiếp với mặt bích . Thân van thường được làm từ các chất liệu như gang, thép, thép không gỉ,… có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt để bảo vệ các bộ phận bên trong.
- Đĩa van: Nằm trong thân van. Khoảng tiếp xúc với gioăng vừa vặn khép kín khi van ở trạng thái đóng hoàn toàn. Bộ phận này thường được làm từ các vật liệu như gang, thép, inox, nhựa,… Nó có chức năng quan trọng là cản trở lưu lượng dòng chảy đi qua.
- Gioăng làm kín: Nằm giữa thân van và đĩa van giúp cho 2 bộ phận trên khép kín. Để ngăn chặn không cho lưu chất bị rò rỉ. Bộ phận này thường được làm từ cao su EPDM hoặc Teflon.
- Trục van: Đây là bộ phận nằm giữa đĩa van để cố định đĩa van vào thân van ở đầu trên và dưới. Trục van sẽ truyền momen xoắn từ tay quay tới cánh. Sao cho đĩa van quay đúng theo hướng và tỉ lệ góc mà tay quay điều khiển. Trục van thường được làm từ các chất liệu như thép, inox và nhựa.
- Tay gạt: Là bộ phận điều khiển. Tay gạt gồm hai thanh, một thanh trên dài và một thanh dưới ngắn hơn. Khi vận hành, sẽ cần bóp hai thanh lại gần và đẩy cần gạt sang trái hoặc sang phải.
- Đĩa răng: Là bộ phận nằm dưới tay gạt có các bánh răng cưa. Để cố định các góc mở của tay gạt.
- Các bộ phận khác: Khớp gioăng làm kín, y van, bulong, ốc vít, chốt hãm,…
III. Nguyên lý hoạt động của van bướm tay gạt
Cơ chế hoạt động của van bướm tay gạt khá đơn giản và dễ hiểu. Khi van ở trạng thái đóng hoàn toàn, đĩa van và thân van sẽ nằm ở vị trí song song, cần gạt nằm vuông góc với trục. Lúc này đĩa van với thân van khép kín nên các lưu chất không thể đi qua hệ thống đường ống.
Khi hoạt động, người vận hành bóp cần gạt và đẩy nó sang trái hoặc phải theo một góc độ mong muốn. Trạng thái mở toàn toàn là khi đĩa van tạo với thân van một góc 90º. Nếu xoay đĩa van một góc 40º thì tốc độ dòng chảy có thể đạt khoảng 40-50%, còn mở 90º là 100%.
Trục van chính là bộ phần dẫn truyền truyền momen xoắn từ lực tay để xoay chuyển cánh van theo chiều hướng góc quay của tay gạt. Trục này chỉ hoạt động khi các thao tác bóp và đẩy cần gạt đồng thời.
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=np6yUZlF3C4
IV. Ưu và nhược điểm của van bướm tay gạt
Ưu điểm
- Van bướm tay gạt vận hành một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Kích thước nhỏ gọn, đa dạng kích thước và làm từ nhiều chất liệu khác nhau, dễ dàng lắp đặt, sửa chữa.
- Hiệu suất điều chỉnh tốt, hiệu suất làm kín áp suất thấp tốt.
- Với thiết kế chắc chắn, van có khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ trung bình, phù hợp cho nhiều ứng dụng.
- Với thiết kế đơn giản nên việc bảo trì và sửa chữa van dễ dàng và ít tốn kém.
- Giá thành rẻ hơn so với các loại van khác nhưng có độ bền tốt.
Nhược điểm
- Van bướm tay gạt không phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu áp suất quá cao hoặc nhiệt độ rất cao. Vì thiết kế của nó có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện làm việc khắc nghiệt.
- Van có kích thước bị giới hạn từ DN30-DN300. Nên những hệ thống nhỏ có thể xem xét sử dụng van bi.
- Van bướm tay gạt có thể gặp khó khăn khi làm việc với các chất lỏng đặc. Dễ gây tắc nghẽn hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.
- Tốc độ dòng chảy của lưu chất không thể đạt 100% khi van mở góc 90° được. Vì đĩa van luôn nằm trong đường ống nên cũng ngăn chặn phần nào dòng chảy.
V. Ứng dụng
Van bướm tay gạt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Cấp Thoát Nước: Được sử dụng trong hệ thống cấp nước và thoát nước. Để điều chỉnh lưu lượng nước.
- Công Nghiệp: Thích hợp cho các hệ thống xử lý hóa chất, dầu khí, và các quy trình công nghiệp khác.
- Hệ Thống HVAC: Dùng trong hệ thống điều hòa không khí để điều chỉnh lưu lượng không khí.
- Xây Dựng: Sử dụng trong các công trình xây dựng để kiểm soát lưu lượng của các chất lỏng trong hệ thống ống dẫn.
- Nhà máy thủy điện: Thường dùng những van bướm tay gạt có kích thước lớn.</span>
<h2>le=”color: #000000;”>VI. Những lưu ý khi lựa chọn sản phẩm trên
1. Xác Định Kích Cỡ Van
- Đường Kính Ống: Chọn kích cỡ van phù hợp với đường kính ống của hệ thống. Đường kính của van cần phải tương thích với kích thước của đường ống để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh gây tắc nghẽn.
- Lưu Lượng: Đảm bảo van bướm tay gạt có khả năng điều chỉnh lưu lượng phù hợp với nhu cầu của hệ thống.
2. Chất Liệu Van
- Thân Van: Chọn chất liệu phù hợp với loại chất lỏng hoặc khí, cũng như môi trường làm việc. Các chất liệu phổ biến bao gồm:
- Gang: Phù hợp cho các ứng dụng với nước và chất lỏng không ăn mòn.
- Thép Không Gỉ: Tốt cho các ứng dụng yêu cầu khả năng chịu ăn mòn cao hoặc nhiệt độ cao.
- Nhựa: Phù hợp với các chất lỏng có tính ăn mòn mạnh hoặc yêu cầu nhẹ.
3. Khả Năng Chịu Được Áp Suất và Nhiệt Độ
- Áp Suất Làm Việc: Đảm bảo van bướm tay gạt có khả năng chịu được áp suất tối đa của hệ thống. Kiểm tra các thông số kỹ thuật để chọn van phù hợp với điều kiện áp suất của hệ thống.
- Nhiệt Độ: Xác định nhiệt độ trong hệ thống và chọn van có khả năng chịu được mức nhiệt độ đó.
4. Kiểu Tay Gạt và Cơ Chế Hoạt Động
- Kiểu Tay Gạt: Lựa chọn tay gạt phù hợp với yêu cầu của hệ thống và nhu cầu sử dụng. Tay gạt có thể có dạng đơn giản hoặc kiểu gạt đa năng.
- Cơ Chế Hoạt Động: Xem xét cơ chế hoạt động của tay gạt. Đảm bảo rằng tay gạt dễ dàng sử dụng và phù hợp với điều kiện làm việc.
5. Chi Phí và Hiệu Suất
- Chi Phí Đầu Tư: Xem xét ngân sách và chi phí của van bướm tay gạt. Đôi khi, chọn một van chất lượng cao hơn nhưng có giá cao hơn có thể tiết kiệm chi phí bảo trì và thay thế lâu dài.
- Hiệu Suất: Đánh giá hiệu suất của van trong điều kiện làm việc cụ thể. Van chất lượng tốt sẽ đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn.
6. Tiêu Chuẩn và Quy Định
- Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật: Đảm bảo van bướm tay gạt đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định liên quan đến ngành và ứng dụng cụ thể. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của van trong hệ thống.
7. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
- Nhà Cung Cấp Uy Tín: Lựa chọn nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng của van và dịch vụ hậu mãi.
Van bướm tay gạt là một thiết bị hiệu quả cho nhiều ứng dụng trong hệ thống đường ống, nhờ vào thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và chi phí thấp. Loại van này được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Việc hiểu rõ loại van này giúp bạn chọn lựa loại van phù hợp với nhu cầu của hệ thống và đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu.
Quý khách có nhu cầu tư vấn sản phẩm, tư vấn báo giá, báo giá dự án xin vui lòng liên hệ qua sđt: 0965.595.039/ Mail: v[email protected]
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ADM
Số 507, phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
0965.595.039
Bài viết liên quan: