Van xả khí là một loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến trong hệ thống đường ống. Van có chức năng xả bỏ lượng khí dư thừa ra khỏi hệ thống giúp ổn định hệ thống. Vậy van xả khí là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Cách lắp đặt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi trên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
I. Van xả khí là gì?
Van xả khí (Air Vent Valve) còn được gọi là van xả khí đường ống nước. Là một loại van công nghiệp được lắp đặt tại nhiều hệ thống chất lỏng. Van có chức năng theo dõi và xả toàn bộ lượng khí dư thừa ra khỏi đường ống. Giúp đường ống ổn định và an toàn cho toàn bộ hệ thống. Tránh tình trạng đường ống bị quá tải gây ra vỡ, nổ đường ống.
Van xả khí được sử dụng cho các hệ thống sản xuất, lò hơi, nhà máy, hệ thống lạnh, viện hóa học, viện hóa chất. Van được làm từ nhiều chất liệu như: đồng, inox, gang, thép,… có thể hoạt động tốt trong nhiều điều kiện môi trường. Với kích thước đa dạng từ DN8 – DN500 có thể đáp ứng được nhiều hệ thống đường ống.
Loại van này vận hành tự động bằng sự chênh lệch áp suất trong hệ thống mà không cần đến sự hỗ trợ đóng mở từ con người. Giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí năng lượng.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
Kích thước: | DN8 – DN500 |
Chất liệu: | Gang, đồng, inox, thép… |
Lớp lót: | Epoxy |
Gioăng: | NBR, Teflon |
Phương thức kết nối: | Nối ren, mặt bích |
Phương thức vận hành: | Tự động |
Kiểu van: | Van đơn, van bầu đôi, van bầu ba |
Áp lực làm việc: | PN10, PN16, PN25… |
Nhiệt độ làm việc: | Tối đa 150°C |
Môi trường làm việc: | Chất lỏng |
II. Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của van xả khí
1. Cấu tạo
Air Vent Valve là loại van có cấu tạo khá đơn giản và chắc chắn. Van gồm những bộ phận sau:
- Thân van: Sản xuất từ inox, thép, gang, đồng,…
- Nắp van: Nằm phía trên cùng thân van, được chế tạo cùng loại vật liệu với thân van. Kết nối với thân tại các vị trí bằng bu lông, đinh vít,…
- Phao van: Làm bằng các loại vật liệu nhẹ như cao su, nhựa,… có khả năng nổi trên mặt nước và chống ăn mòn.
- Trục van: Là bộ phận cố định thân van và phao van, được làm bằng các loại vật liệu cứng như inox, thép,…
- Lỗ khí vào: Cho phép khí dư trong đường ống được vận chuyển qua van trước khi thoát ra ngoài.
- Lỗ xả khí: Nơi khí dư trong van được thải ra ngoài.
2. Nguyên lý hoạt động của van xả khí
Van xả khí có cơ chế vận hành hoàn toàn tự động và khá đơn giản. Khi van ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng. Khi dòng lưu chất đi qua van, chúng sẽ ép phao van nổi lên trên và bịt chặt lỗ xả khí khiến khí nén không thể thoát ra ngoài.
Trong quá trình hoạt động, tốc độ vận chuyển nhanh, lưu chất sẽ bị va đập, ma sát vào thành ống và tạo ra bọt khí. Càng nhiều bọt khí sinh ra thì áp suất trong hệ thống ngày càng tăng lên.
Bọt khí nhẹ nên sẽ nổi lên trên mặt nước, sau đó vỡ ra và làm gia tăng lượng khí trong đường ống. Lượng khí nén này sẽ được di chuyển qua van. Vì trọng lượng nhẹ nên khí nén bay lên cao và ép chặt phao van xuống dưới, mở ra lỗ xả khí. Lúc này, lượng khí dư thừa trong van sẽ được thải ra ngoài hoàn toàn cho đến khi hệ thống ổn định trở lại. Chất lỏng tiếp tục đẩy phao van lên trên rồi đóng lại cửa van.
III. Ưu điểm và nhược điểm của Air Vent Valve
1. Ưu điểm
- Thực hiện xả bớt lượng khí dư thừa ra ngoài nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn cho đường ống.
- Thiết bị được vận hành hoàn toàn tự động thông qua áp lực dòng chảy lưu chất mà không phụ thuộc vào tác động nào từ con người. Giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí năng lượng.
- Van xả khí sản xuất với đa dạng kích thước từ DN15 đến DN300, thích hợp với nhiều quy mô hệ thống.
- Kết nối chắc chắn bằng nhiều phương thức như nối ren, mặt bích,… ngăn chặn rò rỉ và dễ dàng tháo lắp.
- Thiết bị vận hành tốt, không bị rung lắc, không ồn ào.
- Dòng van gang được sơn phủ một lớp epoxy cao cấp có chức năng chống nước, chống thấm, chống gỉ hiệu quả, tăng cường tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
- Van xả khí có thiết kế gọn gàng, dễ dàng tháo lắp và di chuyển, tiết kiệm được nhiều không gian.
- Không có nhiều bộ phận chuyển động, ít xảy ra hư hỏng, tiết kiệm được nhiều chi phí bảo trì.
- Giá thành van hợp lý.
2. Nhược điểm
- Chỉ sử dụng trong các hệ thống chất lỏng, không thích hợp trong môi trường chất rắn, dạng sệt, khí nén, hơi nóng,…
- Không thể quan sát được trạng thái hoạt động của thiết bị từ bên ngoài.
IV. Cách lắp đặt van xả khí
Cần chuẩn bị
- Chuẩn bị van xả khí có kích thước, chất liệu và các thông số kỹ thuật phù hợp với hệ thống.
- Mặt bích có kích thước tương ứng với van và đường ống.
- Máy hàn để hàn mặt bích vào đường ống.
- Chuẩn bị gioăng làm kín để đệm giữa các mặt bích nhằm ngăn chặn rò rỉ.
- Keo tan nếu lắp đặt theo phương thức nối ren.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đi kèm khác như cờ lê, đai ốc, bu lông…
Kiểm tra:
- Kiểm tra vị trí lắp đặt có đủ không gian để van hoạt động và thuận tiện cho việc tháo lắp khi cần thiết.
- Kiểm tra xem van có bị bong tróc hay bị lỗi các chi tiết nhỏ hay không.
- Kiểm tra bên trong đường ống có tồn đọng rác thải, cặn bẩn, tạp chất…hay không.
- Kiểm tra thông số kỹ thuật của van có phù hợp với các thông số của hệ thống hay không.
Cách lắp đặt van xả khí
- Đặt van theo chiều thẳng đứng đúng vào vị trí cần lắp đặt
- Với dòng van mặt bích, thực hiện hàn mặt bích vào đường ống. Sao cho lỗ bu-lông của van trùng với lỗ bu-lông của ống. Sau đó, đặt một miếng gioăng giữa các mặt bích để tạo ra kín đáo tối đa. Luồng bu-lông qua các lỗ tương ứng, đi qua mặt bích van, gioăng và mặt bích ống. Điều chỉnh đúng vị trí và thực hiện vặn siết bu-lông để đảm bảo sự chắc chắn.
- Đầu ren sẽ được đúc ngay tại vị trí kết nối của van và ống. Bôi một lớp keo tan tại điểm kết nối, sau đó đặt van theo chiều thẳng đứng và đối chiếu chân ren của van với chân ren của ống. Quá trình lắp đặt được thực hiện với lực vừa đủ để tránh làm hỏng chân ren. Và vặn siết theo chiều ren cho đến khi vòng ren kết thúc.
- Để đảm bảo hoạt động ổn định, hãy kiểm tra quá trình hoạt động của van. Nếu không gặp vấn đề rung lắc hay rò rỉ, quá trình lắp đặt van xả khí được hoàn tất.
- Cuối cùng, để tránh gỉ sét và làm cho quá trình tháo lắp van trở nên nhẹ nhàng hơn, hãy sử dụng chất bôi trơn để bảo vệ các vị trí kết nối.
KẾT LUẬN
Như vậy, Van xả khí là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống đường ống. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và bảo vệ các thiết bị. Việc chọn lựa van xả khí phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động của hệ thống mà còn tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa. Hãy cân nhắc các yếu tố như loại van, kích cỡ, chất liệu và nhà sản xuất khi lựa chọn van xả khí để đảm bảo bạn có được sản phẩm chất lượng nhất.
Quý khách có nhu cầu tư vấn sản phẩm, tư vấn báo giá, báo giá dự án xin vui lòng liên hệ qua sđt: 0965.595.039/ Mail: v[email protected]
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ADM
Số 507, phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
0965.595.039
Bài viết liên quan: