Trong thế giới công nghiệp và kỹ thuật, việc giám sát và kiểm soát áp suất là rất quan trọng. Điều đó đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn của các hệ thống. Đồng hồ đo áp suất, hay đồng hồ áp suất, là một công cụ thiết yếu trong việc này. Bài viết dưới đây sẽ khám phá chi tiết về công dụng của đồng hồ đo áp suất và lý do tại sao nó lại là một phần không thể thiếu trong nhiều ứng dụng.
I. Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng Hồ Áp Suất (Pressure Gauge) là loại thiết bị được sử dụng để đo lường và kiểm soát giá trị áp suất. Dùng trong môi trường chất lỏng hoặc chất khí của hệ thống đường ống, thiết bị của người dùng.
Mục đích của việc sử dụng đồng hồ đo áp suất là giúp người dùng kiểm soát được áp suất vận hành. Theo dõi và phát hiện được tình trạng rò rỉ hoặc tình trạng quá áp. Từ đó đưa ra được các biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn vận hành của hệ thống, thiết bị.
Đồng hồ đo áp được thiết kế với với nhiều chất liệu như Thép mạ crom, thép không gỉ, Inox304, Inox316. Nên có độ bền bỉ cao, chắc chắn, không bị han gỉ sau thời gian sử dụng dài. Vì thế được ưa chuộng sử dụng trong các hệ thống đường ống Gas, lò hơi, bồn nước, xăng dầu, chân không, thủy lực…
II. Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ áp suất được cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:
- Thân vỏ bọc đồng hồ: là bộ phận bao bọc bảo vệ các bộ phận của đồng hồ được làm bằng vật liệu inox, thép không gỉ. Có khả năng chống ăn mòn tốt, và chống va đập.
- Mặt đồng hồ hiển thị: Được làm từ vật liệu nhựa, kính. Có thể nhìn thấy rõ các thông số mà kim đo chỉ bên trong.
- Gioăng làm kín: Có chức năng làm kín phần mặt đồng hồ và thân đồng hồ khi liên kết với nhau. Không cho khí nén, hay lưu chất, dầu, rò rỉ ra bên ngoài.
- Ống chứa áp suất: là nơi chứa khí, hay lưu chất đi vào trong thân đồng hồ, qua đó để được đo áp suất. Được làm bằng vật liệu inox hoặc đồng.
- Kim đồng hồ: Được kết nối với bộ phận chuyển động bên trong, để hiển thị thông số đo được.
- Bộ phận chuyển động: Gồm các bánh răng và cần chuyển động liên kết với nhau và kết nối với chân kim đồng hồ. Khi có áp suất đi vào trong sẽ đưa ra số liệu áp suất và được hiển thị trên mặt đồng hồ.
- Vạch đo: Được dán trên mặt đồng hồ, ghi sẵn các thông số áp suất. Khi kim chuyển động thì ta sẽ thấy rõ mức áp suất đang hiển thị.
- Chân đồng hồ: Được thiết kế với kiểu nối ren, lắp bích, nối clamp. Làm từ vật liệu inox hoặc đồng.
III. Công dụng của đồng hồ đo áp
- Giám Sát Hệ Thống Đường Ống
Trong ngành công nghiệp chế biến và hóa chất, đồng hồ áp suất giúp theo dõi áp suất trong các đường ống dẫn chất lỏng hoặc khí. Việc kiểm tra thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề như rò rỉ hoặc tắc nghẽn. Từ đó giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho hệ thống.
- Điều Chỉnh Áp Suất
Đồng hồ đo áp suất cũng được sử dụng để điều chỉnh áp suất trong các hệ thống. Bằng cách theo dõi chính xác áp suất. Người điều hành có thể điều chỉnh các van và bơm để duy trì áp suất ở mức tối ưu. Từ đó cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng. - Bảo Trì Thiết Bị
Việc duy trì áp suất ổn định trong các thiết bị như máy nén khí, lò hơi, và bơm là rất quan trọng. Để đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả. Đồng hồ áp suất cung cấp thông tin chính xác để bảo trì kịp thời. Giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị. - Đảm Bảo Chất Lượng Sản Phẩm
Trong ngành thực phẩm và dược phẩm, áp suất có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Đồng hồ đo áp giúp kiểm soát các điều kiện sản xuất như nhiệt độ và áp suất. Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. - Ứng Dụng Trong Các Hệ Thống HVAC
Trong hệ thống điều hòa không khí (HVAC), đồng hồ đo áp suất giúp theo dõi và điều chỉnh áp suất trong hệ thống ống dẫn khí. Giúp duy trì môi trường trong nhà thoải mái và hiệu quả.
IV. Các loại đồng hồ đo áp suất
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ đo áp. Nhưng chủ yếu chỉ có 3 loại đồng hồ đo áp được sử dụng phổ biến nhất là:
1. Đồng hồ áp suất 3 kim
- Kim màu đỏ: Kim chặn dưới
- Kim màu xanh: Kim chặn trên
- Kim màu đen: Kim để đo áp lực thực tế
2. Đồng hồ áp suất dạng màng
Loại này có thêm lớp màng ngăn cách ở đường ống có nhiệm vụ lọc sạch các tạp chất tránh làm tắc nghẽn đường ống dẫn.
3. Đồng hồ đo áp có dầu
Sản phẩm này được sử dụng nhiều nhất trong 3 loại trên. Bên trong có 1 loại dầu (Glyxerin). Nó giúp chống rung, chống sốc hiệu quả nên thường được lắp ở những nơi có nguy cơ bị va đập.
V. Lợi Ích Khi Sử Dụng Đồng Hồ Áp Suất
- Đảm Bảo An Toàn: Giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến áp suất, ngăn ngừa sự cố nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm.
- Tối Ưu Hiệu Suất: Bằng cách duy trì áp suất ở mức tối ưu, thiết bị và hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí vận hành.
- Kéo Dài Tuổi Thọ Thiết Bị: Việc giám sát áp suất thường xuyên giúp phát hiện và xử lý sớm các vấn đề, từ đó gia tăng tuổi thọ của thiết bị.
- Cải Thiện Chất Lượng Sản Phẩm: Đảm bảo các sản phẩm được sản xuất trong điều kiện lý tưởng, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Đồng hồ đo áp suất là một công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật. Việc sử dụng đồng hồ đo áp suất không chỉ giúp đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của hệ thống mà còn giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị. Và cải thiện chất lượng sản phẩm. Đầu tư vào thiết bị đo áp suất chất lượng cao là một bước quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành của bạn.
Ngoài đồng hồ đo áp suất ra thì ADM INDUSTRY còn cung cấp những sản phẩm khác, xem thêm tại: vattunhamaygiare.com
Quý khách có nhu cầu tư vấn sản phẩm, tư vấn báo giá, báo giá dự án xin vui lòng liên hệ qua sđt: 0965.595.039/ Mail: v[email protected]
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ADM
Số 507, phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
0965.595.039
Bài viết liên quan: