Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị quan trọng trong việc đo lường và kiểm soát nhiệt độ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cảm biến nhiệt độ là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của chúng và những ứng dụng cụ thể trong thực tế.
I. Cảm biến nhiệt độ là gì?
Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị điện tử dùng để đo lường và chuyển đổi nhiệt độ thành tín hiệu điện. Tín hiệu này có thể là điện áp, điện trở, hoặc dòng điện, tùy thuộc vào loại cảm biến. Các cảm biến này giúp cung cấp thông tin chính xác về nhiệt độ để các hệ thống có thể thực hiện các hành động điều chỉnh cần thiết.
Vì thế chúng được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp đòi hỏi độ chính xác cao. Trong các phép đo như ngành thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, ô tô, hàng hải, vật liệu nhựa,…
II. Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt có cấu tạo khá phức tạp, nhưng các loại cảm biến nhiệt đều có cấu tạo chung gồm các bộ phận:
Thân cảm biến nhiệt độ
Thân cảm biến là bộ phận quan trọng của cảm biến nhiệt. Nó có chức năng giữ cho các bộ phận khác cùng với đầu dò nhiệt được bảo vệ trong quá trình sử dụng. Bộ phận này thường làm bằng vật liệu chịu nhiệt và chịu áp lực. Giúp bảo vệ vật liệu cảm biến khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài.
Bộ phận cảm biến
Đây là phần của cảm biến nhiệt độ tiếp xúc với môi trường cần đo nhiệt độ. Bộ phận cảm biến thường được làm bằng các vật liệu như thép không gỉ, đồng, bạc và các hợp kim kim loại có khả năng truyền nhiệt tốt.
Dây dẫn hay đầu kết nối
Những dữ liệu thu được từ cảm biến sẽ được truyền tới thiết bị đo và ghi thông qua dây dẫn hoặc dòng điện. Dây dẫn hoặc đầu kết nối có vai trò truyền tải tín hiệu từ cảm biến đến thiết bị đọc và xử lý dữ liệu.
Bộ phận cảm biến có thể có 2, 3 hoặc 4 dây kết nối. Và chất liệu của dây sẽ phụ thuộc vào điều kiện sử dụng của đầu đo.
Chất cách điện gốm
Chất cách điện của cảm biến nhiệt được làm bằng gốm. Có khả năng ngăn ngừa hiện tượng đoản mạch và cách điện giữa dây kết nối với vỏ bảo vệ.
Phụ chất làm đầy
Phụ chất này gồm bột alumina mịn, được sấy khô và rung. Phụ chất này với chức năng chính là lấp đầy tất cả khoảng trống để bảo vệ cảm biến khỏi các rung động.
III. Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ
Về cơ bản, cảm biến nhiệt độ hoạt động dựa vào nguyên lý thay đổi điện trở của vật liệu dẫn điện khi nhiệt độ thay đổi. Thiết bị sẽ đo sự thay đổi này và biết được sự thay đổi của nhiệt độ.
Khi nhiệt độ tăng lên, điện trở của vật liệu dẫn điện sẽ giảm. Ngược lại, khi nhiệt độ giảm, điện trở sẽ tăng lên. Điều này cho phép các cảm biến nhiệt điện tử đo và chuyển đổi những thay đổi đó thành một tín hiệu điện. Tín hiệu điện này chuyền về sẽ được bộ phận đọc chuyển thành nhiệt độ cụ thể.
Nhờ vào nguyên lý hoạt động này, Cảm biến nhiệt độ có vai trò quan trọng trong việc theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ trong nhiều ứng dụng khác nhau. Từ công nghiệp đến y tế và vận tải.
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=yxGVVqh5mVw
IV. Ưu điểm và nhược điểm
Bài viết liên quan: