Đồng hồ đo nhiệt độ là một thiết bị công nghiệp được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Nó được dùng để kiểm soát nhiệt độ ở vùng cần đo …trong các hoạt động công nghiệp hoặc các nhà máy, xí nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đồng hồ đo nhiệt độ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó.
I. Đồng hồ đo nhiệt độ là gì?
Đồng hồ đo nhiệt độ (Temperature Gauges) là thiết bị chuyên dụng dùng để giám sát, hiển thị và cảnh báo nhiệt độ môi trường hoặc tại một vùng cụ thể cần đo. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát chính xác nhiệt độ của dòng chảy và đường ống. Để điều khiển đóng mở van đảm bảo hệ thống vận hành ổn định.
Đồng hồ đo nhiệt độ còn có một số tên gọi khác: đồng hồ nhiệt, đồng hồ đo nhiệt, đồng hồ cảm biến nhiệt, nhiệt kế. Đồng hồ thường được làm từ vật liệu inox hoặc thép mạ crom có độ bền cao. Với thiết kế nhỏ gọn và kích thước đa dạng, dải đo nhiệt độ có nhiều nấc đo đa dạng từ nhỏ đến lớn, với sai số làm việc vô cùng nhỏ. Đồng hồ nhiệt độ có thể ứng dụng được ở nhiều hệ thống khác nhau.
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt độ
Đồng hồ đo nhiệt độ có thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích. Gồm các bộ phận chính sau:
- Thân đồng hồ: Đây là lớp vỏ ngoài của thiết bị có khả năng chống chịu nhiệt độ và áp lực cao. Được làm từ vật liệu inox 304/316 hoặc là làm từ thép không gỉ mạ crom. Tùy thuộc vào môi trường mà người dùng sẽ đưa ra lựa chọn.
- Bộ phận đo: Được làm bằng vật liệu inox. Là phần quan trọng dùng trực tiếp đo nhiệt độ trong các lưu chất. Và chịu được nhiệt độ, áp lực cao. Bộ phận đo ở đây có thể là chân đo, dây đo, que đo, hay là ống cảm biến đo… Bộ phận đo của đồng hồ vô cùng nhạy để có thể đưa ra dải thông số chính xác.
- Bộ phận chuyển đổi: Được gắn giữa bộ phận đo và mặt hiển thị. Phần chuyển đổi là nơi truyền nhiệt độ đo được từ chân đo đến mặt hiển thị. Chúng có thể là dạng ống đo Bourdon, dạng thủy ngân, dạng lưỡng kim
- Bộ phận hiển thị: Là phần mặt đồng hồ, hiển thị nhiệt độ của dòng lưu chất. Được làm bằng vật liệu inox hoặc thép chịu được nhiệt độ khoảng 100°C. Chúng gồm kim chỉ thị được liên kết với phần chuyển đổi. Trên mặt hiển thị là những dãy số liệu định mức dải đo.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nhiệt độ
Đồng hồ đo nhiệt độ hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản và dễ hiểu. khi lắp đặt đồng hồ vào hệ thống sao cho bộ phận đo tiếp xúc với các lưu chất. Và nhiệt độ mà bộ phận đo đo được ở lưu chất sẽ được tác động với đầu cảm biến. Sau đó truyền tín hiệu lên ống bourdon làm giãn nở ống và khiến kim đồng hồ di chuyển đến mức nhiệt trên mặt đồng hồ đo.
III. Phân Loại
- Đồng hồ nhiệt độ dạng dây
- Đồng hồ nhiệt độ chân đứng
- Đồng hồ nhiệt độ chân sau
- Đồng hồ đo nhiệt dạng cơ
- Đồng hồ đo nhiệt điện tử
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=Y901Kwgpd68
IV. Ưu nhược điểm của đồng hồ đo nhiệt độ
Ưu điểm:
- Độ chính xác cao, sai số ít.
- Thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt, bảo dưỡng và thay thế dễ dàng.
- Chịu được nhiệt, áp lực và độ bền cao nhờ được chế tạo từ vật liệu inox.
- Quá trình sử dụng không bị han gỉ nhờ khả năng chống ăn mòn hóa học tốt.
- Đa dạng về chiều dài dải đo.
- Có thể đo được ở những vị trí xa.
- Có tính ứng dụng và phổ biến trên thị trường.
Nhược điểm:
- Có tính độc hại, nguy hiểm với môi trường hay người sử dụng nếu như thủy ngân bị vỡ.
- Với dòng chân đo là dạng que đo, nên lắp đặt thêm các ống siphon. Tránh việc kết nối trực tiếp gây sai số.
V. Ứng Dụng thực tế
- Dùng để đo nhiệt độ nước, máy sấy, …
- Được ứng dụng trong hệ thống cấp thoát nước cho các tòa nhà công nghiệp, thương mại, các nhà máy sản xuất.
- Sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp: nồi hơi, hệ thống khí nén, hệ thống sản xuất, sửa chữa xe, …
- Ứng dụng trong sản xuất thực phẩm, đồ uống và dược phẩm.
- Đo nhiệt độ trong môi trường. Đồng hồ nhiệt độ có nhiều ứng dụng khác trong các lĩnh vực như kỹ thuật, sản xuất, nông nghiệp.
VI. Lưu ý khi lựa chọn mua đồng hồ đo nhiệt độ
- Môi trường sử dụng: Dựa vào môi trường mà lựa chọn đồng hồ có chất liệu phù hợp.
- Nhiệt độ, áp suất làm việc: Đảm bảo đồng hồ hoạt động trong dải nhiệt độ và áp suất mà thiết bị có thể chịu đựng.
- Phạm Vi Nhiệt Độ: Đảm bảo đồng hồ có phạm vi đo nhiệt độ phù hợp với nhu cầu của bạn.
- Đọc kỹ thông số của đồng hồ: Để tránh bị mua sản phẩm không phù hợp với hệ thống.
- Độ Chính Xác: Chọn đồng hồ có độ chính xác cao để đảm bảo kết quả đo đúng đắn.
- Tính Năng: Xem xét các tính năng bổ sung như cảnh báo, ghi dữ liệu, hoặc khả năng kết nối với các thiết bị khác.
- Độ Bền: Đối với các ứng dụng công nghiệp, đồng hồ cần có độ bền cao để chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt.
TỔNG KẾT
Như vậy, Đồng hồ đo nhiệt độ là công cụ quan trọng trong việc kiểm soát và theo dõi nhiệt độ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc lựa chọn và sử dụng đúng loại đồng hồ sẽ giúp bạn đảm bảo chính xác, an toàn và hiệu quả trong công việc. Đừng ngần ngại đầu tư vào thiết bị đo nhiệt độ chất lượng để đạt được những kết quả tốt nhất.
Ngoài đồng hồ đo nước ra thì ADM INDUSTRY còn cung cấp những mặt hàng nổi bật khác như: Dây và cáp điện, van công nghiệp, phụ kiện đường ống,… Truy cập website vattunhamaygiare.com để xem chi tiết.
Quý khách có nhu cầu tư vấn sản phẩm, tư vấn báo giá, báo giá dự án xin vui lòng liên hệ qua sđt: 0965.595.039/ Mail: v[email protected]
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ADM
Số 507, phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
0965.595.039
Bài viết liên quan: