Cảm biến áp suất khí gas là một sản phẩm vô cùng quan trọng trong các nhà máy sản xuất gas. Với môi trường làm việc dễ cháy nổ. Thì việc lựa chọn một loại cảm biến áp suất phù hợp và an toàn là điều cần thiết. Qua bài viết này các bạn sẽ biết được tất cả các kiến thức về nó
1.Khí Gas là gì?
Định nghĩa về khí Gas
Khí gas được biết đên với tên đầy đủ là ‘’ Khí dầu mỏ hóa lỏng’’. Gas là một nguyên liệu sạch nhất hiện nay , nó không gây ô nhiễm môi trường , được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp , thương mại , dân dụng, vận tải …
Thành phần
Gas được biết đến thành phần là các Hidro Cacbon, ở thể khí, nhẹ, tồn tại trong thiên nhiên trong các mỏ dầu và mỏ dầu khí. Ngoài ra nó còn được sản xuất trong quá trình trưng cất dầu thô ở các nhà máy lọc dầu.
Gas trong dân dụng và công nghiệp chủ yếu có thành phần gồm:
Propane có công thức hóa học là C3H8
Butan có công thức hóa học là C4H10
- Cảm biến áp suất khí gas là gì
Cảm biến áp suất khí Gas là một thiết bị đo áp suất trong các bồn chứa, bình gas. Nó sẽ chuyển đổi tín hiệu áp suất thành tín hiệu điện, thông qua đó thuận tiện cho quá trình giám sát và điều khiển
Thang đo của cảm biến áp suất gas
Thang đo đa dạng từ -20 kpa-20 kpa , 0-10 bar, 0-16 bar, 0-100 bar, 0-250 bar, 0-600 bar….. Với các đơn vị đo có thể thay đổi theo yêu cầu của kỹ thuật , như bar, psi , mbar, kpa, kgf/cm2…
Cảm biến áp suất gas đều có khả năng phòng nổ
Đây là tiêu chuẩn bắt buộc khi lựa chọn cảm biến áp suất trong công nghiệp khí gas
Với cảm biến áp suất khí gas cũng có những cấu tạo khác nhau theo từng mục đích sử dụng khác nhau của mọi người. Chính vì điều này giá thành của chung luôn cao hơn khá nhiều so với các loại cảm biến áp suất thông thường khác.
- Cấu tạo của cảm biến áp suất Gas
Cảm biến áp suất có cấu tạo rất đa dạng, nhưng đảm bảo có các phần sau:
Cảm biến: là bộ phận tiếp nhận tín hiệu từ áp suất sau đó truyền tín hiệu về bộ phận xử lý .Bộ phận xử lý có trách nhiệm chuyển tín hiệu này thành tín hiệu điện dung, điện trở , điện cảm …
Bộ phận xử lý: Chức năng là nhận các tín hiệu từ khối cảm biến truyền đến. Và xử lý để chuyển đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tín hiệu ngõ ra điện áp 4 ~ 20 mA đây là tín hiệu được sử dụng nhiều . Ngoài ra còn có các tín hiệu 0 ~ 5 VDC, 0 ~ 10 VDC, 1 ~ 5 VDC
Tùy vào từng loại cảm biến là cách thức hoạt động cũng khác nhau.Có loại hoạt động dựa trên sự biến dạng vật liệu để làm sự thay đổi điện trở. Loại thì thay đổi điện dung. lLoại thì sử dụng vật liệu áp điện. Trong đó dạng áp điện trở và kiểu điện dung là được sử dụng nhiều nhất.
Cấu tạo các bộ phận của cảm biến áp suất
Tìm hiểu thêm các loại cảm biến áp suất tại đây : https://vattunhamaygiare.com/danh-muc-san-pham/cam-bien/cam-bien-ap-suat/
- Nguyên lý hoạt động
Cảm biến áp suất biến đổi tín hiệu áp suất sang dạng tín hiệu điện tại bộ phận chuyển đổi. Sau đó nó đư được truyền đi hiển thị tại màn hình hiển thị hoặc tủ điều khiển. Phổ biến nhật của dạng tín hiệu là 4-20mA và 0-5V
Phần lớn cảm biến áp suất hoạt động dựa trên hiệu ứng áp điện. Tức là vật liệu sẽ tạo ra điện tích khi có sự xuất hiện của áp suất. Áp suất này thường tồn tại thể xoắn, uốn cong hoặc rung động. Cảm biến sẽ 1 màng bằng sứ bên trong. Khi có lực tác động lên bề mặt của màng. Nó làm thay đổi màng cảm biến. Sau đó sẽ truyền tín hiệu đến bộ xử lý.Bộ xử lý. Tại đây sẽ tính ra kết quả áp suất dựa vào độ biến dạng của màng. Từ đó xuất ra tín hiệu về màn hình hiển thị. Vì vậy cảm biến cần được cài đăt để xuất tín hiệu điện hoặc cường độ dòng điện tương ứng với dải áp suất nào .
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất cơ bản
Cảm biến áp suất được công ty TNHH đầu tư và thiết bị công nghiệp ADM nhập khẩu và phân phối
Mọi nhu cầu tư vấn và báo giá sản phẩm vui long liên hệ qua Hotline 0965.595.039/ Mail: [email protected]
Tìm hiểu thêm các loại cảm biến áp suất do công ty ADM nhập khẩu phân phối tại:https://vattunhamaygiare.com/danh-muc-san-pham/cam-bien/cam-bien-ap-suat/
Bài viết liên quan: