Cảm Biến Nhiệt Độ RTD: Giải Pháp Đo Lường Chính Xác

I.Giới Thiệu 

  •  Resistance Temperature Detector là một thiết bị đo lường nhiệt độ dựa trên nguyên lý thay đổi điện trở của kim loại khi nhiệt độ thay đổi. Với độ chính xác cao và khả năng ổn định tốt, RTD được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y tế và nghiên cứu khoa học.

Cảm biến nhiệt độ RTD

II.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của RTD

1.Cấu tạo của đầu dò  nhiệt độ RTD

  • Đầu kết nối (Connection head):Thường được làm từ nhôm aluminium, thép không gỉ stainless steel hoặc gang dẻo cast iron, có tác dụng bảo vệ cầu đấu nối, dây tín hiệu nằm bên trong.
  • Kết nối cơ khí (Process connection):Là phần kết nối giúp cố định đầu dò nhiệt độ RTD vào thiết bị/hệ thống. Có hai dạng kết nối phổ biến là kết nối ren hoặc kết nối mặt bích.
  • Đầu dò cảm biến (sensing element):Là phần chứa kim loại (Platium hoặc Niken), có chức năng cảm nhận trực tiếp giá trị nhiệt độ thông qua sự thay đổi điện trở để truyền tín hiệu về thiết bị hiển thị hoặc điều khiển.

Cấu tạo của RTD

2.Nguyên lý hoạt động của sensor nhiệt độ RTD

  • Nguyên lý hoạt động của RTD khá đơn giản
  • Khi đầu dò của cảm biến tiếp xúc với môi trường đo, nhiệt độ tại đầu dò thay đổi khiến điện trở xuất ra tại phần còn lại của cảm biến thay đổi. Với mỗi giá trị nhiệt độ thay đổi sẽ cho ra một giá trị của điện trở, giá trị điện trở luôn tỷ lệ thuận với giá trị nhiệt độ mà cảm biến đo được.

III.Ưu và nhược điểm của cảm biến nhiệt độ RTD

1.Ưu điểm

  •  Phù hợp với nhiều ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
  • Cảm biến RTD mang lại độ ổn định, độ chính xác cao hơn cặp nhiệt điện (thermocouple).
  • Giá thành tương đối hợp lý, thấp hơn cặp nhiệt điện (thermocouple).
  • RTD có thiết kế rất đa dạng về chiều dài, loại dây, loại cây và kiểu kết nối nên rất linh hoạt trong việc lắp đặt trong nhà máy.
  • Được sử dụng phổ biến, cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản nên cũng dễ dàng trong việc sửa chữa hoặc thay thế.

2.Nhược điểm

  • Dải đo tối đa của RTD nằm trong khoảng từ -200°C đến 850°C.Đối với dải đo cao hơn, bắt buộc phải sử dụng cảm biến nhiệt độ khác như can nhiệt (thermocouple).
  • Khả năng phản ứng nhiệt của đầu dò nhiệt độ RTD thường chậm hơn so với can nhiệt (thermocouple).

IV.Ứng Dụng 

  • Công Nghiệp Chế Tạo: Giám sát nhiệt độ trong quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Hệ Thống Điều Hòa Không Khí: Đo và điều chỉnh nhiệt độ trong các hệ thống HVAC.
  • Y Tế: Theo dõi nhiệt độ cơ thể trong các thiết bị y tế như máy đo nhiệt độ.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây: https://vattunhamaygiare.com/

V.Kết Luận

Cảm biến nhiệt độ RTD là một trong những thiết bị đo lường nhiệt độ phổ biến và đáng tin cậy nhất hiện nay. Với độ chính xác và ổn định vượt trội, RTD là lựa chọn lý tưởng cho nhiều ứng dụng trong công nghiệp và y tế. Đầu tư vào cảm biến RTD sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giám sát và điều chỉnh nhiệt độ, góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm.

Mọi thông tin về sản phẩm và báo giá vui lòng liên hệ :

Hotline 0965.595.039/ Mail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=61566366623095