Đồng Hồ Đo Áp Suất: Nguyên Lý Hoạt Động và Ứng Dụng Thực Tế

Đồng Hồ Đo Áp Suất được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, chế tạo, ngành điện, ngành thực phẩm. là một thiết bị được sử dụng với mục đích đo lường và kiểm soát áp suất của hệ thống đường ống, thiết bị. Loại đồng hồ này được sử dụng cả trong những ứng dụng công nghiệp và dân dụng. Trong bài viết này, ADM INDUSTRY kính mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin cơ bản về sản phẩm này. Với mong muốn giúp người dùng có thêm kiến thức để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

I. Giới thiệu Đồng Hồ Đo Áp Suất

Đồng Hồ Áp Suất (Pressure Gauge) là loại thiết bị được sử dụng để đo lường và kiểm soát giá trị áp suất. Dùng trong môi trường chất lỏng hoặc chất khí của hệ thống đường ống, thiết bị của người dùng.

Mục đích của việc sử dụng đồng hồ đo áp suất là giúp người dùng kiểm soát được áp suất vận hành. Theo dõi và phát hiện được tình trạng rò rỉ hoặc tình trạng quá áp. Từ đó đưa ra được các biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn vận hành của hệ thống, thiết bị.

Đồng hồ đo áp được thiết kế với với nhiều chất liệu như Thép mạ crom, thép không gỉ, Inox304, Inox316. Nên có độ bền bỉ cao, chắc chắn, không bị han gỉ sau thời gian sử dụng dài. Vì thế được ưa chuộng sử dụng trong các hệ thống đường ống Gas, lò hơi, bồn nước, xăng dầu, chân không, thủy lực…

***Các tên gọi khác:

  • Đồng hồ đo áp kế
  • Đồng hồ đo áp lực
  • Đồng hồ đo áp suất
  • Đồng hồ đo áp
  • Đồng hồ đo áp suất điện tử
  • Đồng hồ đo áp suất cơ

***Các loại Đồng Hồ Đo Áp:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Pressure Gauge. Nhưng chủ yếu chỉ có 3 loại đồng hồ đo áp được sử dụng phổ biến nhất là:

1. Đồng hồ áp suất 3 kim

  • Kim màu đỏ: Kim chặn dưới
  • Kim màu xanh: Kim chặn trên
  • Kim màu đen: Kim để đo áp lực thực tế

2. Đồng hồ áp suất dạng màng

Loại này có thêm lớp màng ngăn cách ở đường ống có nhiệm vụ lọc sạch các tạp chất tránh làm tắc nghẽn đường ống dẫn.

      Hình ảnh: Đồng hồ đo áp dạng màng
Hình ảnh: Đồng hồ đo áp dạng màng

3. Đồng hồ đo áp có dầu

Sản phẩm này được sử dụng nhiều nhất trong 3 loại trên. Bên trong có 1 loại dầu (Glyxerin). Nó giúp chống rung, chống sốc hiệu quả nên thường được lắp ở những nơi có nguy cơ bị va đập.

Hình ảnh: Đồng hồ đo áp suất có dầu
Hình ảnh: Đồng hồ đo áp suất có dầu

 II. Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của Đồng Hồ Đo Áp

Cấu tạo

Đồng hồ đo áp được cấu tạo gồm 8 bộ phận chính như sau:

 Cấu tạo của đồng hồ đo áp
Cấu tạo của đồng hồ đo áp
  1. Thân vỏ bọc đồng hồ: là bộ phận bao bọc bảo vệ các bộ phận của đồng hồ được làm bằng vật liệu inox, thép không gỉ. Có khả năng chống ăn mòn tốt, và chống va đập.
  2. Mặt đồng hồ hiển thị: Được làm từ vật liệu nhựa, kính. Có thể nhìn thấy rõ các thông số mà kim đo chỉ bên trong.
  3. Gioăng làm kín: Có chức năng làm kín phần mặt đồng hồ và thân đồng hồ khi liên kết với nhau. Không cho khí nén, hay lưu chất, dầu, rò rỉ ra bên ngoài.
  4. Ống chứa áp suất: là nơi chứa khí, hay lưu chất đi vào trong thân đồng hồ, qua đó để được đo áp suất. Được làm bằng vật liệu inox hoặc đồng.
  5. Kim đồng hồ: Được kết nối với bộ phận chuyển động bên trong, để hiển thị thông số đo được.
  6. Bộ phận chuyển động: Gồm các bánh răng và cần chuyển động liên kết với nhau và kết nối với chân kim đồng hồ, khi có áp suất đi vào trong sẽ đưa ra số liệu áp suất và được hiển thị khi kim đo hoạt động.
  7. Vạch đo: Được dán trên mặt đồng hồ, ghi sẵn các thông số áp suất. Khi kim chuyển động thì ta sẽ thấy rõ mức áp suất đang hiển thị.
  8. Chân đồng hồ: Được thiết kế với kiểu nối ren, lắp bích, nối clamp. Làm từ vật liệu inox hoặc đồng.

Nguyên lý hoạt động

Hầu hết các Đồng hồ đo áp lực đều có nguyên lý hoạt động như sau:

Khi có chất đi vào trong ống chứa áp suất thì chất này sẽ sinh ra lực tác động lên thành của ống. Làm cho lớp màng của ống chứa co giãn tác động tới các bánh răng chuyển động và làm cho kim đồng hồ di chuyển trên thang dải đo. Từ đó ta sẽ thấy áp suất tương ứng.

Nếu áp suất của chất đó không đủ để tác động làm giãn nở lớp màng thì kim đồng hồ chỉ về vạch số 0 do lò xo đàn hồi.

III. Ưu Điểm và Nhược Điểm

Ưu Điểm

  • Đồng hồ đo áp được cấu tạo bằng vật liệu Inox, chống rò rỉ tốt, chắc chắn, bền bỉ.
  • Ứng dụng được với nhiều môi trường, nước, khí, chân không, xăng dầu…
  • Có khả năng chịu được áp suất, khi tăng lên, hạ xuống đột ngột.
  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng.
  • Có đa dạng cách kết nối.
  • Đồng hồ đo áp lực có độ sai số nhỏ.

Nhược Điểm

  • Thiết bị chỉ có tác dụng hiển thị đo trên đường ống và không có tác dụng đưa tín hiệu về phòng điều khiển.
  • Phải sử dụng đúng nhiệt độ.
  • Đồng hồ đo áp không ngâm được trong lưu chất với thời gian dài.
  • Vì đa dạng mẫu mã kiểu cách nên sẽ phải lựa chọn kĩ càng để tránh nhầm lẫn.

 

IV. Ứng Dụng thực tế của Đồng Hồ Đo Áp Suất

  • Được ứng dụng trong các hệ thống máy khí nén, dầu thủy lực …
  • Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm.
  • Đồng hồ đo áp dùng trong hệ thống hơi nước.
  • Trong các nhà máy hóa chất, nhà máy sản xuất đồ uống, sữa, bia, …
  • Trong môi trường nước sạch với loại đồng hồ đo áp inox giúp tránh tình trạng oxy hóa và tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Sử dụng cho các nhà máy, xưởng chiết khí.
Hình ảnh: Ứng dụng đồng hồ đo áp tại các nhà máy
Hình ảnh: Ứng dụng đồng hồ đo áp tại các nhà máy

Kết Luận

Như vậy, Đồng hồ đo áp là thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Từ công nghiệp, y tế, đến hàng tiêu dùng và nghiên cứu khoa học. Mỗi loại cảm đồng hồ đo áp có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Việc hiểu rõ các ưu và nhược điểm này sẽ giúp bạn lựa chọn loại đồng hồ đo áp. Phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan và chi tiết về đồng hồ đo áp suất. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn về việc chọn mua. Đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia trong lĩnh vực này.

 

Đồng hồ đo áp suất được công ty ADM nhập khẩu trực tiếp từ các nước Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức…. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và báo giá vui lòng liên hệ điện thoại : 0965.595.039/ Mail: [email protected]