Van bi thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Van bi thủy lực

Van bi thủy lực là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống thủy lực. Nó đóng vai trò quyết định đáng kể đến hiệu suất và độ tin cậy của các thiết bị và máy móc thủy lực. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta biết thêm về van bi thủy lực là gì? cấu tạo và nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng thức tế của chúng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

I. Van bi thủy lực là gì?

Van bi (Ball valve) là loại van công nghiệp được sản xuất với phần đĩa van có dạng một viên bi tròn được đục lỗ bên trong. Nó có nhiệm vụ ngăn chặn, cho phép hoặc điều tiết dòng chảy lưu chất qua van hiệu quả. 

Van bi cũng như các loại van công nghiệp khác có cơ chế vận hành đơn giản. Và có khả năng đóng mở khá nhanh, dễ dàng. Người dùng chỉ cần dùng một lực nhỏ gạt tay gạt sang một hướng là van có thể hoạt động. Và không tốn nhiều sức hay chuyên môn nên loại van này khá được ưa chuộng.

Van bi thủy lực inox

Van bi thủy lực (Hydraulic ball valves) là loại van được sản xuất và ứng dụng chủ yếu trong các hệ thống thủy lực như dầu, nhớt, hóa chất,… Van bi thủy lực có cấu tạo và chức năng tương tự như van bi. Được thiết kế đặc biệt để sử dụng nhiều trong ngành thủy lực.

Van bi được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như inox, đồng, gang, thép, nhựa,… Van bi thủy lực có kích thước khá nhỏ chỉ từ DN15-DN50. Với kích thước tương đối nhỏ nhưng van bi lại có khả năng chịu áp lực tốt lên đến 500 bar. 

Loại van này có thiết kế nhỏ gọn, sang trọng nhưng vô cùng chắc chắn. Có thể lắp đặt được ở nhiều vị trí khác nhau, tiết kiệm được không gian, sử dụng được lâu dài và chi phí lắp đặt thấp. Và có nhiều kiểu dáng khác nhau, để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. 

THÔNG SỐ KỸ THUẬT: 

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUNG CỦA VAN BI THỦY LỰC
Kích thước: DN15 – DN50
Chất liệu: Inox, thép, đồng, gang, nhựa
Phương thức vận hành: Tay gạt
Kiểu kết nối: Nối ren
Kiểu van: 2 ngã, 3 ngã
Áp lực làm việc: Tối đa 500 bar
Nhiệt độ làm việc: Tối đa 80°C
Môi trường sử dụng: Thủy lực
Xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,…
Bảo hành: 12 tháng

II. Cấu tạo của van bi thủy lực

Loại van bi thủy lực này có cấu tạo tương tự các loại van bi khác, gồm các bộ phận chính sau:

Cấu tạo của van bi

Thân van

Thân van là bộ phận nằm bên ngoài cùng của van, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Bộ phận này có chức năng bảo vệ và làm bệ đỡ cho các bộ phận khác của van. 

Trên thân van sẽ được thiết kế các kiểu kết nối chân ren trong hoặc ren ngoài. Giúp thiết bị được kết nối dễ dàng, nhanh chóng và chắc chắn vào đường ống. Để không bị rò rỉ lưu chất hay rung lắc. Thường thì thân van được chế tạo bằng inox, đồng, gang, nhựa,… 

Bi van (đĩa van)

Đây là bộ phận quan trọng nhất của van. Bi van có hình dạng của một viên bi rỗng, chức năng của nó tương tự như các loại van bi khác. Bi van được liên kết với trục van, khi trục van chuyển động, bi van sẽ nhận lực từ trục van để đóng, mở van. Giúp lưu chất có thể lưu thông qua hoặc ngăn chặn lưu chất đi qua van.

Bi van được làm bằng inox chắc chắn và có kích thước tương ứng với đường kính của thân van. Bi van và thân van tạo thành một vị trí khép kín để khi ở trạng thái đóng van thì lưu chất không thể đi qua được. Giữa vị trí tiếp xúc của hai bộ phận này có một miếng gioăng đàn hồi. Để tạo độ kín hơn và tránh ma sát giữa hai bộ phận.

Trục van

Trục van là một bộ phận liên kết tay gạt với bi van. Khi người vận hành tác động một lực xoay vào tay gạt, momen xoắn từ tay gạt sẽ tác động lên trục van, trục van quay sẽ kéo theo bi van chuyển động, giúp van đóng mở. 

Bộ phận này được chế tạo từ vật liệu inox hoặc thép cao cấp. Với khả năng chịu nhiệt tốt, hoạt động tốt trong môi trường có áp lực, nhiệt độ cao và cả trong môi trường có chất ăn mòn.

Tay gạt

Tay gạt hay còn gọi là bộ điều khiển, nó được sản xuất cùng chất liệu với thân van. Là một bộ phận nằm bên ngoài và được kết nối với thân van, có tác dụng điều khiển hoạt động của van.

Tay gạt kết nối trực tiếp với trục van bên trong thân van. Khi muốn mở van thì chỉ cần vặn tay gạt sang 1 hướng còn khi muốn đóng van thì làm ngược lại. Đây là phương thức vận hành thủ công bằng cơ tương đối đơn giản. 

Gioăng làm kín

Bộ phận này có tác dụng làm kín khi van ở trạng thái đóng. Giúp van đóng kín một cách hoàn toàn, tránh tình trạng rò rỉ lưu chất trong quá trình hoạt động hoặc trong trạng thái van đóng hoàn toàn. Gioăng làm kín thường được làm bằng vật liệu PTFE, NBR…

III. Nguyên lý hoạt động của van bi thủy lực 

Van bi thủy lực được sử dụng chủ yếu trong hệ thống đường ống để ngăn chặn, cho phép lưu chất đi qua. Nguyên lý hoạt động của loại van bi này cũng khá đơn giản.

Khi ở trạng thái đóng, lỗ xuyên tâm trong bi van sẽ nằm vuông góc với dòng chảy lưu chất, ngăn chặn k cho lưu chất đi qua. Khi muốn mở van, người vận hành chỉ cần thực hiện kéo tay gạt sang một góc 90°. Lúc này, lỗ xuyên tâm của bi van sẽ trùng với hướng của dòng chảy và cho phép lưu chất đi qua. Còn khi muốn đóng van thì người vận hành vặn tay gạt ngược lại. 

                                                                  Nguyên lý hoạt động của van bi

IV. Ưu nhược điểm của van bi thủy lực

Ưu điểm 

  • Thực hiện đóng mở van nhanh chóng, chính xác, mang đến hiệu quả vận hành cao.
  • Thiết kế nhỏ gọn, thích hợp lắp đặt tại nhiều vị trí, tiết kiệm nhiều không gian.
  • Làm bằng chất liệu inox chắc chắn, chịu được áp lực lớn lên đến 500 bar, nhiệt độ cao, chống ăn mòn và oxy hóa.
  • Van bi thủy lực cho phép điều chỉnh lưu lượng và áp suất chất lỏng một cách chính xác. Điều này giúp kiểm soát tốt các quá trình và đảm bảo hoạt động của hệ thống diễn ra theo yêu cầu.
  • Thiết bị không gây rò rỉ lưu chất, thuận tiện cho quá trình tháo lắp để bảo dưỡng, sửa chữa.
  • Phương thức vận hành bằng tay gạt đơn giản, dễ dàng sử dụng, không đòi hỏi chuyên môn cao.
  • Chi phí lắp đặt thấp.

Hình ảnh van bi thủy lực

Nhược điểm 

  • Van bi thủy lực có kích thước khá nhỏ, chỉ phù hợp với những đường ống vừa phải.
  • Sau một thời gian sử dụng, gioăng làm kín nhanh bị xuống cấp gây ra tình trạng hở van. Vì thế cần phải thường xuyên thay gioăng theo định kỳ.
  • Đối với loại van đúc liền sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình bảo dưỡng.
  • Ma sát quá lớn giữa bi và gioăng nên áp lực tương đối lớn, không phù hợp với các hệ thống quá lớn và đóng mở thường xuyên.
  • Van bi thủy lực có thể nhạy cảm với loại chất lỏng thủy lực được sử dụng. Chất lỏng không phù hợp hoặc có tạp chất có thể làm giảm hiệu suất hoặc gây hư hỏng cho van.

V. Ứng dụng thực tế

  • Ứng dụng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, luyện kim, công nghiệp nặng…
  • Trong ngành công nghiệp hóa dầu, khí đốt.
  • Ứng dụng trong ngành hóa chất.
  • Sử dụng trong các loại thiết bị, máy móc nông nghiệp.
  • Sử dụng cho các hệ thống ống nước, hệ thống áp suất cao.
  • Đường ống dẫn khí…
  • Ứng dụng trong ngành ô tô, xe tải: Van bi thủy lực điều khiển áp suất trong hệ thống phanh thủy lực của ô tô, đảm bảo phanh hoạt động chính xác và an toàn.

Như vậy, Van bi thủy lực là một loại van công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Chúng có ưu điểm và nhược điểm riêng phù hợp với những môi trường khác nhau. Việc hiểu rõ về loại van này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn mua sản phẩm.

Quý khách có nhu cầu tư vấn sản phẩm, tư vấn báo giá, báo giá dự án xin vui lòng liên hệ qua sđt: 0965.595.039/ Mail: v[email protected]


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ADM

icon address Số 507, phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

icon phone 0965.595.039

icon email [email protected]