Van xả khí là một thiết bị quan trọng trong các hệ thống cơ khí, công nghiệp và xây dựng. Nó có chức năng chính là giải phóng khí thừa ra ngoài để duy trì áp suất ổn định. Thiết bị này giúp bảo vệ hệ thống khỏi các tình trạng áp suất quá cao. Và giảm nguy cơ hỏng hóc và nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại van xả khí hiện nay, nguyên lý hoạt động và những lợi ích mà nó mang lại.
I. Giới thiệu về van xả khí
Van xả khí (Air Vent Valve) là một loại van công nghiệp được lắp đặt tại nhiều hệ thống chất lỏng. Van có chức năng theo dõi và xả toàn bộ lượng khí dư thừa ra khỏi đường ống. Giúp đường ống ổn định và an toàn cho toàn bộ hệ thống. Tránh tình trạng đường ống bị quá tải gây ra vỡ, nổ đường ống.
Air Vent Valve được sử dụng cho các hệ thống sản xuất, lò hơi, nhà máy, hệ thống lạnh, viện hóa học, viện hóa chất. Van được làm từ nhiều chất liệu như: đồng, inox, gang, thép,… Có thể hoạt động tốt trong nhiều điều kiện môi trường. Với kích thước đa dạng từ DN8 – DN500 có thể đáp ứng được nhiều hệ thống đường ống.
Loại van này vận hành tự động bằng sự chênh lệch áp suất trong hệ thống mà không cần đến sự hỗ trợ đóng mở từ con người. Giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí năng lượng.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
Kích thước: | DN8 – DN500 |
Chất liệu: | Gang, đồng, inox, thép… |
Lớp lót: | Epoxy |
Gioăng: | NBR, Teflon |
Phương thức kết nối: | Nối ren, mặt bích |
Phương thức vận hành: | Tự động |
Kiểu van: | Van đơn, van bầu đôi, van bầu ba |
Áp lực làm việc: | PN10, PN16, PN25… |
Nhiệt độ làm việc: | Tối đa 150°C |
Môi trường làm việc: | Chất lỏng |
II. Nguyên lý hoạt động của van xả khí
Air Vent Valve có cơ chế vận hành hoàn toàn tự động và khá đơn giản. Khi van ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng. Khi dòng lưu chất đi qua van, chúng sẽ ép phao van nổi lên trên và bịt chặt lỗ xả khí khiến khí nén không thể thoát ra ngoài.
Trong quá trình hoạt động, tốc độ vận chuyển nhanh, lưu chất sẽ bị va đập, ma sát vào thành ống và tạo ra bọt khí. Càng nhiều bọt khí sinh ra thì áp suất trong hệ thống ngày càng tăng lên.
Bọt khí nhẹ nên sẽ nổi lên trên mặt nước, sau đó vỡ ra và làm gia tăng lượng khí trong đường ống. Lượng khí nén này sẽ được di chuyển qua van. Vì trọng lượng nhẹ nên khí nén bay lên cao và ép chặt phao van xuống dưới, mở ra lỗ xả khí. Lúc này, lượng khí dư thừa trong van sẽ được thải ra ngoài hoàn toàn cho đến khi hệ thống ổn định trở lại. Chất lỏng tiếp tục đẩy phao van lên trên rồi đóng lại cửa van.
III. Các loại van xả khí hiện nay
Van xả khí là một phần quan trọng trong nhiều hệ thống cơ khí và công nghiệp. Giúp quản lý áp suất và bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng. Có nhiều loại van xả khác nhau, mỗi loại có những ứng dụng và đặc điểm riêng. Dưới đây là các loại van xả khí phổ biến hiện nay:
Phân loại theo thiết kế
- Van xả khí đơn: Là loại van được thiết kế với một bầu chứa khí duy nhất. Và lượng khí dư thừa sẽ được thải ra ngoài bằng một cửa. Thiết bị này có cơ chế vận hành vô cùng đơn giản. Giá thành cũng rẻ hơn các loại van bầu đôi, bầu ba nên được sử dụng vô cùng phổ biến.
- Van xả khí bầu đôi: Là loại van được thiết kế với hai bầu chứa khí. Nó thực hiện nhiệm vụ xả khí tương tự như hai thiết bị xả khí đơn, giúp tăng gấp đôi hiệu quả làm việc, tăng năng suất hoạt động, thích hợp với các đường ống có kích thước lớn.
- Van xả bầu ba: Đây là loại van được thiết kế với 3 bầu chứa khí, mỗi bầu sẽ tương ứng với một van xả đơn.
Phân loại theo chất liệu
- Van xả khí gang Được sử dụng phổ biến nhất, có giá thành rẻ, độ bền, khả năng chống chịu tốt. Chúng có khả năng chịu được áp lực tốt ở mức PN25. Nhiệt độ làm việc ổn định ở mức 80 độ C. Tuy nhiên khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất chỉ ở mức tương đối nên không được sử dụng nhiều trong các hệ thống axit, muối, bazo,… Loại van này được sơn một lớp epoxy có chức năng chống nước, chống thấm, chống gỉ lên bề mặt thiết bị.
- Van xả khí inox: Thiết bị này có độ cứng cao, khả năng chống chịu tốt. Và làm việc hiệu quả trong môi trường có áp suất, nhiệt độ lớn, có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa vượt trội. Tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn so với các loại vật liệu khác.
- Van xả khí thép: Van thép được sản xuất bằng hình thức đúc hoặc rèn. Có khả năng chịu áp lực lớn, nhiệt độ rất cao.
- Van xả đồng: Kích thước nhỏ gọn từ dưới DN50, kết nối với đường ống bằng phương thức nối ren. Vật liệu đồng có thiết kế hiện đại, sang trọng, khả năng chống chịu áp suất và nhiệt độ ở mức vừa phải. Thích hợp với các hệ thống quy mô nhỏ, điều kiện bình thường.
- Van xả nhựa: Nhựa là loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất tương đối tốt, khả năng chịu áp lực và nhiệt độ ở mức vừa phải, phù hợp với các hệ thống nước và nhà máy hóa chất. Loại van này thường ít được sử dụng.
Phân loại theo phương thức kết nối
- Van xả khí nối ren: Nối ren là kiểu kết nối được dùng chủ yếu cho những dòng van có kích thước dưới DN50. Thường sử dụng chủ yếu cho những hệ thống có quy mô nhỏ. Và có hai kiểu ren trong và ren bên ngoài.
- Van xả khí mặt bích: Mặt bích là kiểu kết nối được sử dụng rất nhiều cho những dòng van có kích thước lớn hơn DN50. Mặt bích sẽ được đúc ngay trên thân van theo nhiều tiêu chuẩn như JIS, DIN, ANSI, BS,… Chúng có khả năng kết nối chắc chắn, tránh tình trạng rò rỉ.
Như vậy, Van xả khí là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống đường ống. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và bảo vệ các thiết bị. Việc chọn lựa loại van phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động của hệ thống mà còn tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa. Hãy cân nhắc các yếu tố như loại van, kích cỡ, chất liệu và nhà sản xuất khi lựa chọn mua hàng để đảm bảo bạn có được sản phẩm chất lượng nhất.
Ngoài van xả khí ra thì ADM INDUSTRY còn cung cấp những sản phẩm khác, xem thêm tại: vattunhamaygiare.com
Quý khách có nhu cầu tư vấn sản phẩm, tư vấn báo giá, báo giá dự án xin vui lòng liên hệ qua sđt: 0965.595.039/ Mail: v[email protected]
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ADM
Số 507, phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
0965.595.039
Bài viết liên quan: